Tin tức

Quy trình thiết kế bếp công nghiệp nhà hàng và khách sạn

28/09/2015 3817

Quy trình thiết kế bếp công nghiệp nhà hàng và khách sạn

Để thiết kế được một bếp công nghiệp đầy đủ chức năng trước hết chúng ta phải hiểu bếp công nghiệp là gì? Và thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn như thế nào?

Bếp công nghiệp là gì? Bao gồm những gì và thường được dùng ở khu vực nào?

- Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản: Nó là khu vực dùng để nấu thức ăn với số lượng thực phẩm lớn, và số lượng người ăn nhiều, đồng thời tiết kiệm được thời gian chế biến hơn hẳn những khu bếp mini khác.

- Bếp thường được các khu công nghiệp, các trường học hay khách sạn, nhà hàng lựa chọn.

- Trong quá trình nấu cần phải khép kín để bảo vệ thức ăn luôn được sạch sẽ.

- Bếp công nghiệp bao gồm nhiều phòng ăn, và được phân chia thành 6 khu chính đó là:

+ Khu đầu tiên là nơi giao nhận thực phẩm.

+ Kho tích trữ thực phẩm.

Quy trình thiết kế bếp công nghiệp nhà hàng và khách sạn

 

+ Khu thứ 3 là nơi sơ chế các món.

Quy trình thiết kế bếp công nghiệp nhà hàng và khách sạn

+ Khu thứ 4 là khu nấu nướng.

Quy trình thiết kế bếp công nghiệp nhà hàng và khách sạn

+ Thứ 5 là nơi phục vụ khách hàng.

+ Cuối cùng là khu dành riêng để rửa, vệ sinh sạch sẽ.

Quy trình thiết kế bếp công nghiệp như thế nào?

Bước 1 là khâu chuẩn bị:

- Cần chuẩn bị danh sách thực phẩm để thiết kế các thực đơn cho mỗi ngày.

- Đưa ra phương pháp lưu trữ thực phẩm thật tốt.

- Lên kế hoạch lựa chọn vị trí làm bếp, và thiết bị cần sử dụng cho tương lai trong công việc chế biến để tránh lãng phí như có thiết bị cần thì không có, thiết bị không cần lại quá nhiều.

Bước thứ 2:

- Ước lượng không gian số lượng thiết bị khách sạn, thiết bị nhà hàng để thiết kế nhà bếp công nghiệp.

- Để ước lượng được tương đối chúng ta phải tạo ra một danh sách đầy đủ toàn bộ các thiết bị cần sử dụng vào quá trình nấu, và quá trình lưu trữ, cũng như diện tích chế biến cần khoảng không gian như thế nào cho hợp lý.

- Khi đã có danh sách thiết bị, tiếp theo chúng ta phải lấy số đo chính xác không gian cần thiết lập. Phải để ý đến cả cửa số, cửa ra vào, đường ống nước, thoát nước như thế nào... Tốt nhất phải lập bản tóm tắt, mô tả vị trí cần lắp đặt những thiết bị gì và chiếm kích thước bao nhiêu. Cứ như vậy sẽ có được diện tích chính xác cần sử dụng vào công việc nấu ăn

Bước thứ 4:

- Hãy chắc chắn không gian bếp đã xây dựng đáp ứng được mọi không gian cho việc di chuyển, hay khuôn vác vật dụng cồng kềnh, phòng bếp an toàn, đầy đủ chức năng. Lập lên con số chính xác cho không gian bếp nó là cả một vấn đề. Thật hết sức cẩn thận.

Bước 5:

- Đáp ứng đủ các sự cố  có thể xảy ra như hỏa hoạn, mất điện, điệ quá tải, máy hỏng, hoặc bị tắc hệ thống thoát nước...

Vậy cần phải có kế hoạch quản lý chu đáo để có thể phòng trừ các trường hợp xấu xảy ra, cần lắp thêm các bể chứa nước để tránh hết nước, và phải có thêm các lỗ thông hơi giúp cho phòng bếp được thông thoáng hơn. Thiết kế nơi lưu trữ thực phẩm làm sao phải gần khu nấu ăn nhất để không phải vất vả khi di chuyển đến lấy đồ.

Bước 6: Phải thực hiện theo các yêu cầu của kiến trúc sư hay nhà thầu có kinh nghiệm cao để thiết kế bếp nhà hàng cho hoàn hảo. Phải có bản vẽ chi tiết về các khu, nơi để thiết bị, dụng cụ như thế nào, và phải được xem xét và được sự đồng ý của cả 2 bộ phận đó là thanh tra và bộ y tế để phòng chống cháy nổ cũng như ngộ độc thực phẩm.

- Trong bản vẽ đều phải bao gồm cả toàn bộ hệ thống chữa cháy chuyên nghiệp, hệ thống dây điện, bản đồ rõ ràng khi có tình trạng bất ngờ khẩn cấp, những tuyến đường tiếp ứng mỗi khi xảy ra sự cố ập đến...

 

Bài viết liên quan:

- thiết bị khách sạn - cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp | chậu rửa inox công nghiệp.